Bảo quản và làm đệp trái cây

| Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010
ảo quản trái cây
Mua trái cây từ chợ về, bạn thường bảo quản như thế nào? Chắc đa số trong chúng ta sẽ rửa cho chúng sạch sẽ, và cho vào tủ lạnh. Vâng, điều đó là đúng, nhưng bạn có biết rằng, nếu bạn đừng rửa trái cây, và cứ cho ngay vào tủ lạnh thì sẽ tốt hơn không? Các chuyên gia thực phẩm cho biết, nếu bạn không sợ làm bẩn tủ lạnh (trường hợp trái cây mua từ chợ về quá bẩn), thì bạn đừng bao giờ đem rửa chúng cả. Cứ cho ngay vào tủ lạnh, và chỉ đem rửa ngay trước khi dùng. Như vậy trái cây sẽ giữ được nhiều hương vị nguyên thủy và các vitamin của chúng. Ngoài ra, nếu bạn không có tủ lạnh thì càng không nên rửa sạch chúng ngay khi mua về, vì để trong trạng thái "bẩn" như thế việc bảo quản sẽ tốt hơn.

Làm đẹp trái cây

Xin giới thiệu một số cách chế biến và trình bày các loại quả xoài, bơ, dừa xiêm, cam và dưa tây đơn giản nhưng "ngon mắt". Thông tin trong bài viết này được lấy từ Tạp chí Thế Giới Phụ Nữ.

Xoài chín

1. Rửa sạch xoài. Lau khô vỏ rồi cắt lấy hai bên má xoài (phần nhiều thịt).

2. Dùng dao gọt một hai đường nhỏ hai bên cạnh má xoài.

Cách 1: Lấy đầu nhọn của dao khía những đường ngang dọc chia thịt xoài thành những ô nhỏ. Chú ý khía nhẹ để phần vỏ xoài không bị rách. Khi ăn, ấn nhẹ tay vào phần vỏ xoài bạn sẽ được miếng xoài và trông nó giống như miếng mực tỉa hoa vậy.

Cách 2: Chỉ khía chéo miếng xoài rồi cắt mỗi má xoài thành 2 rồi cũng bày như trên.


Trái bơ

1. Chọn trái cân đều. Rửa sạch lau khô vỏ.

2. Dùng dao khía một đường tròn theo chiều dọc rồi tách trái ra làm đôi, bỏ hạt.

3. Nạo phần thịt bên trong thật khéo sao cho vỏ bên ngoài vẫn lành nguyên.

4. Xắt phần thịt thành hình hạt lựu, rồi trộn với đường và cam đã xắt múi, bỏ vỏ. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

5. Khi ăn xúc phần nhân đã chuẩn bị vào vỏ trái theo từng xuất

Dừa xiêm

1. Chọn trái dừa có cùi. Dùng vật cứng đục vào phần mắt phía trên, trút hết nước ngọt ra một âu lớn rồi để trong tủ lạnh.

2. Dùng dao sắc hoặc cưa nhỏ cắt trái dừa ra làm 2 phần.

3. Nạo cơm dừa rồi xào khô với một chút đường, bảo quản trong tủ lạnh.

4. Khi dùng, đổ nước dừa ra phần trái dưới, phần nắp trên để bầy cơm dừa.

Cam tươi

1. Chọn trái tròn, tươi, bổ thành từng múi.

2. Dùng dao lọc riêng phần cùi rồi ướp một chút đường, va-ni để trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách 1: Bày những múi cam vào đĩa theo hình rẻ quạt.

Cách 2: Xay cam rồi trộn cùng với một chút bột làm kem, đổ vào khuôn đá rồi để lạnh cho đông cứng lại. Khi ăn lấy chúng ra khỏi khuôn bỏ vào ly.

Dưa tây

1. Chọn trái vừa phải. Không bầm dập. Bổ dưa làm 2 phần theo chiều dọc.

2. Dùng muỗng nạo bỏ ruột.

Cách 1: Gọt bỏ vỏ, xắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào xay cùng với đường để làm sinh tố.

Cách 2: ½ trái bổ miếng cau, ½ còn lại dùng muỗng tròn nạo thành nhiều hình giống quả cầu. Khi ăn xếp chúng lên đĩa theo từng xuất giống như những chiếc thuyền nhỏ vậy.

Cách tiết kiệm hơi ga

| Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010
Sử dụng một cách khoa học bếp ga vừa có thể tiết kiệm được nhiên liệu, vừa giảm ô nhiễm khí thải. Dưới đây là cách sử dụng bếp ga hiệu quả:
1- Điều chỉnh chiều cao ngọn lửa: Ngọn lửa bếp ga gồm ba phần, trên, giữa, dưới. Phần giữa là nhiệt độ nóng nhất. Khi dùng không được vặn lửa quá to, chỉ cần ngọn lửa cháy quanh đáy nồi là được.
2- Nắm vững thời gian vặn núm điều chỉnh: Nói chung, số lần vặn bật bếp ga nhiều thì hơi ga bay đi càng nhiều. Trước khi nấu ăn, bạn phải chuẩn bị đồ nấu đầy đủ như: rửa sạch rau, thái tẩm ướt thịt với các loại gia vị, tránh để bếp không.
3- Dùng đồ nấu tiết kiệm năng lượng: Thí dụ dùng nồi áp suất để đun nấu thức ăn vừa tiết kiệm được ga, lại bớt được thời gian đun nấu, giảm tổn thất một số thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm. Đồng thời bạn cũng cần xem lượng thức ăn cần đun nấu là bao nhiêu để chọn nồi cho vừa, khỏi lãng phí ga.

Làm sao chiên cơm cho ngon

|
Khi chọn gạo, không nên mua loại gạo cũ, gạo mới làm món cơm chiên có mùi thơm và độ dẻo.
Cơm chiên ngon phải được chiên trên cơm nấu thật ngon. Tức hạt cơm được nấu chín mềm, không nhão, không khô, có độ dẻo.
Không chiên cơm ngay sau khi nhắc ra khỏi nồi nấu. Mà phải để cơm nóng ra rổ, đảo nhẹ cho cơm nguội và thật tơi.
Chiên cơm cần dùng lửa lớn nhưng không lớn đến độ có lửa trong chảo như các quán ăn buổi tối trên vửa hè thường làm. Ðảo cơm chiên nên xào mạnh bằng cả hai tay hạt cơm mới vàng đều và khô rang.
Cơm chiên vị nêm ngon nhất là xì dầu và muối. Chính xì dầu làm cho cơm mềm và thơm, dễ phối hợp với các vị khác để làm các món cơm chiên hải sản, cơm chiên dương châu... hơn là nước mắm cho mùi vị nồng và khó pha trộn hơn.

Bảo quản thực phẩm mùa hè

|
Không khí oi bức của mùa hè khiến cho các loại thực phẩm bị hỏng rất nhanh. Do đó, làm thế nào để bảo quản thực phẩm được tươi và lâu đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Nói chung, hiện nay gian hàng thức ăn nhanh và thực phẩm tươi sống ở các hệ thống siêu thị đã thu hút được sự chú ý của khá đông các bà nội trợ. Trong xu thế cạnh tranh, mỗi siêu thị đều có bí quyết bảo quản thực phẩm riêng để luôn chiếm được lòng tin của người tiêu dùng về hinh thức cũng như chất lượng. Những kinh nghiệm của chuyên gia về thực phẩm tại các hệ thống siêu thị này sẽ giúp ích cho các bà nội trợ trong việc chọn lựa và bảo quản thực phẩm trong gia đình.

Rau củ quả:
- Nấm: Lưu giữ trong 3-5 ngày, không đặt trong túi nhựa vì có thể bị chua và khô.
- Ớt chuông Đà Lạt: Có thể giữ được một thời gian ngắn trong tủ lạnh nhưng sẽ mất hàm lượng đường trong vài ngày.
- Bắp ngô: Rất dễ bị mất hàm lượng đường và hạt sẽ bị cứng. Nên sử dụng càng sớm càng tốt.
- Súp lơ, su hào, cải xanh, xà lách: Có thể trữ được từ vài ngày đến một tuần nhưng tốt hơn là dùng ngay để có được hàm lượng Vitamin tốt nhất.
- Xoài: Có thể giữ được vài ngày nhưng sẽ mất độ ngon nếu lưu trữ quá lâu.
- Với các loại quả: Một số loại như mít, cam, đu đủ, bưởi, hồng xiêm có thể trữ từ 3-5 ngày.
- Các loại quả vỏ cứng: măng cụt, sầu riêng... có thể giữ được trên một tuần.

Thực phẩm tươi sống:
- Thịt: Nhiệt độ thích hợp nhất từ 4-7 độ C. Thời gian tối đa khi trữ các loại thịt: bò, cừu, dê từ 7 đến 10 ngày, lợn, gà, vịt khoảng 7 ngày, chim cút, chim bồ câu, thỏ từ 5 đến 7 ngày.
- Cá: Nhiệt độ thích hợp từ 3-5 độ C, có thể lưu giữ trong 36 giờ. Trước khi lưu trữ, các bà nội trợ cần lưu ý: bỏ đầu, mang và các phần thuộc ruột, đóng gói cẩn thận, không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Thực phẩm đông lạnh:
Khi mua thực phẩm đông lạnh bạn cần lưu ý chọn những sản phẩm có hướng dẫn sử dụng. Đối với các loại thực phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến đựng trong các loại bao bì nhựa (PE hoặc PA) có 2 loại lưu trữ:
- Thực phẩm trữ mát: thit nguội, giò chả,... trữ đông từ 0-5 độ C.
- Thực phẩm đông lạnh: chả giò, thuỷ hải sản,... trữ đồng từ -25 đến -18 độ C.
Thực phẩm đã cấp đông khi rã đông phải chế biến ngay và không nên tái đông trở lại.
Đối với thức ăn còn lại, không nên để bên ngoài quá lâu nếu muốn trữ đông trong tủ lạnh (cho phép trong một vài giờ). Nên che đậy và đóng gói cẩn thận và chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm một lần, nên đun kỹ thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn lại trong thức ăn.

Chứng đau cổ họng

|
20 CÁCH LÀM HẾT ĐAU

Đau cổ họng thường là triệu chứng bắt đầu của bệnh cúm. Cũng có khi bạn bị vì la hét quá độ, vì không khí quá khô, hoặc vì vi khuẩn đã xâm nhập vào đó. Từ một buổi sáng thức dậy chợt khám phá ra cổ họng mình bị hơi đau. Trong ngày, bạn cảm thấy rất khó chịu vì nó càng lúc càng tệ hơn. Đôi lúc chứng này tệ đến nỗi việc nuốt đồ ăn, uống nước, thậm chí ngay cả việc nuốt nước bọt của chính mình cũng làm bạn đau đớn .

Dù chứng đau cổ họng đến từ bất cứ lý do gì, bên dưới đây là những lời khuyên và phương pháp của các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn chấm dứt tình trạng khó chịu này.
Ngậm kẹo thuốc
Kẹo thuốc nhiều lúc có công dụng hay hơn thuốc trụ sinh trong việc điều trị chứng đau cổ họng. Thông thường thuốc trụ sinh chỉ giết các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể bạn. Trong đa số trường hợp, các vi khuẩn chỉ đóng vào thành cổ họng mà thôi. Lúc đó, một viên kẹo thuốc có chứa chất phenol sẽ rất công hiệu vì chất. này có khả năng giết được những vi khuẩn bám bên ngoài. Nên đọc kỹ nhãn hiệu kẹo và tìm loại có chứa chất phenol.  {mosgoogle right}

Khi bạn bị cảm, nên dùng loại kẹo có chứa chất kẽm (zinc). Kẹo ngậm có chất kẽm không những xoa dịu chứng đau cổ họng mà còn trị được nhiều triệu chứng khác nữa của bệnh cảm.

Súc miệng bằng nước muối
Pha 1 muỗng cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm. Ngậm một ngụm vào miệng, rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại tạo nên tiếng động trong cổ họng (Có thể bạn đã từng biết qua hành động này rồi. Nhiều người có thói quen súc miệng tạo ra tiếng động như vậy).
Việc súc miệng bằng nước muối giết được vi trùng đóng trên thành cổ họng và thường sẽ làm cổ họng bớt đau sau vài ba lần; ngoại trừ chứng đau cổ họng này đi đôi với bệnh ho khan tiếng. Trong hai trường hợp này, chỗ vi trùng bám thường nằm sâu dưới cổ họng, và súc miệng như vậy không thể đưa muối vào sâu tận chỗ bị nhiễm trùng.

Tắm nước nóng
Chứng đau cổ họng cũng có thể bắt nguồn từ một đêm ngủ miệng bị há ra để cho không khí ra vào nhiều. Nếu không khí này khô, sáng đó bạn sẽ bị đau cổ họng.

Việc ngủ há miệng thường gây nên từ chứng nghẹt mũi. Khi mũi bị nghẹt, phản ứng tự nhiên của cơ thể là há miệng ra để thở. Trong những mùa thời tiết trở nên khô và bạn bị nghẹt mũi, có thể dùng thuốc nghẹt mũi loại uống hay xịt trước khi ngủ.

Chứng đau cổ họng cũng có thể được xoa dịu bằng cách hít nhiêu hơi nước trong lúc tắm nước nóng, hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít vào hơi ẩm bay lên từ chậu nước. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm cách mỗi giờ một lần đến khi nào cổ họng bớt đau.

Uống thuốc
Các loại thuốc cảm thông thường như Aspirin, Advil (Ibuprofen), hoặc Tylenol (Acetaminophen) đêu có thể làm dịu chứng đau cổ họng. Khi dùng thuốc nên nhớ đừng bao giờ cho trẻ em từ 21 tháng tuổi trở xuống uống thuốc Aspinn, có thể bị biến chứng nguy hiểm.

Hít không khí biển
Bạn có thể tản bộ trên bãi biển và hít không khí trong lành ở đây. Bạn cũng có thể... mua không khí biển được vô chai sẵn để lấy ra hít khi cần. Những chai này được bán tại các tiệm thuốc tây dưới các nhãn hiệu như Ocean Mist, Ayr, hoặc Nasal. Những chai này chẳng qua chứa nước muối với nồng độ nhẹ được đựng trong những chai có áp suất. Khi bạn xịt thuốc này vào cổ họng, muối có thể sát trùng và hơi ẩm của nước xoa dịu được chứng đau.

Thủ phạm có thể là chiếc bàn chải đánh răng của bạn
Các vi khuẩn có thể sống một thời gian rất lâu trên bàn chải đánh răng vì bàn chải này lúc nào cũng ẩm (nhất là với những người đánh răng trên một lần mỗi ngày).
Có nhiều người vừa bớt bệnh đã trở nặng lại sau khi đánh răng. Vi khuẩn còn sống sót lại trên bàn chải từ ngày hôm trước lại theo đường miệng xâm nhập thêm vào cơ thể một lần nữa.
Một số người khác bị lây bệnh qua các bàn chải đánh răng của nhiều người cùng để trong một chiếc ly bị chạm vào nhau .

 

Để tránh việc này bạn nên dùng nhiều bàn chải một lúc một cái cho buổi sáng, một cái cho buổi tối chẳng hạn. Sau khi đánh răng nhớ gõ bàn chải vào cạnh bồn rửa mặt cho nước văng ra hết. Đồng thời tránh để bàn chải chạm vào nhau .

Thủ phạm có thé là dĩa xôi ăn từ ngày hôm qua
Bạn từng bị ợ chua?... Chất chua này làm bạn cảm thấy thật xót ở cổ họng?... Rồi cảm giác xót xa này không dịu đi như những lần khác, mà trở thành chứng đau cổ họng ở lại với bạn vài ngày?…

Chứng ợ chua thường gây nên do việc ăn nhiều những thực phẩm khó tiêu (như xôi chẳng hạn). Kết quả là một số a-xít trong bao tử bị trào lên cổ họng và đọng lại trong đó khi ngủ. Đây là loạt a-xít rất mạnh (HCl), có thể ăn mòn sắt và nhiều kim loại; chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi nó bị tràn lên và làm bạn bị đau cổ họng. (A-xít này chỉ có bao tử là không sợ vì được bảo vệ bằng những tế bào đặc biệt). Khi chúng tràn lên phần dưới thực quản gần dạ dày, bạn có
cảm giác như thiêu đốt, người Anh-Mỹ gọi là chứng Heartburn; khi chúng tràn lên cổ họng, bạn bi xót cổ họng.

Bạn có thể ăn xôi, chỉ đừng nên nhiều quá. Với các thực phẩm khác cũng vậy. Khi lỡ ăn quá no hãy chờ hai ba tiếng sau hãy lên giường, vì lúc nằm chất a-xít trong dạ dày dễ tràn lên hơn.

MẸO VẶT
Mỗi ngày uống 50mg thuốc kẽm (zinc) có thể làm bớt đau cổ họng hơn phân nửa.

Thuốc này có thể tìm thấy tại các tiệm thuốc tây. Nên xem kỹ công thức, chỉ nên mua loại Zinc-Glucolate  hoặc các loại có đề chứ Chelate.  Các loại khác thường làm cơ thể bị thiếu chất sắt và các kim loại cần thiết khác.

Làm gì khi bị chảy máu cam?

|
Chảy máu cam thường xuất hiện rất bất ngờ, nên cần phải cầm máu nhanh. Dưới đây là những phương pháp xử lý khi rơi vào tình huống này.
Trước hết, cần phải tránh các hoạt động mạnh. Tốt hơn cả là bạn hơi nghiêng đầu về phía trước, không nên cúi hẳn đầu. Đối với nhiều người, đây có vẻ là một lời khuyên hơi bất thường, bởi đầu thường phải ngẩng cao. Tuy nhiên, nếu bạn làm như thế có nghĩa là bạn đang cản trở đường ra của máu. Máu sẽ chảy men theo yết hầu vào dạ dày và có thể gây ra nôn mửa khi máu chảy vào nhiều.
Nếu bị chảy máu cam ở nhà, bạn cần phải thực hiện từng bước như sau:
- Hơi nghiêng đầu về phía trước. Bạn cần phải ngồi xuống hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi. Cần phải ngồi khoảng 5 - 10 phút trong tư thế này. Tốt nhất là nên đặt ở gốc mũi một cái gì đó lạnh: 1 cốc kem, hoặc một viên đá lạnh. Như thế máu sẽ ngừng chảy.
- Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, thậm chí là chảy rất ít, bạn nên dùng một tấm bông gòn dài khoảng 2 - 3cm đặt vào mũi. Bông gòn cần phải được tẩm ướt. Khi đặt bông gòn vào, bạn vẫn cần phải dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Sau khi máu ngừng chảy, trong mũi sẽ có một cục máu đông nhỏ. Để không gây hại cho mũi, cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi thật cẩn thận. Tốt nhất là nên lấy sau 1 - 1,5h.
- Nếu sau khi lấy bông gòn ra, mũi tiếp tục chảy máu, khi đó, bạn nên đến bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh.
Thông thường, hiện tượng chảy máu cam là do bị một cái gì đó tác động vào. Tuy nhiên theo các thống kê gần đây, bệnh này thường gắn với bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao thì thành động mạch không thể “chịu được” và sẽ mất soát. Trong trường hợp này, máu sẽ chảy không ngừng cho đến khi huyết áp ổn định. Đối với những người bị cao huyết áp, cách xử lý bệnh chảy máu mũi rất đơn giản, vì có nhiều loại thuốc giúp người cao huyết áp bình ổn lại huyết áp.
Những người mắc bệnh khoang mũi cũng thường bị chảy máu cam.
Nếu bị chảy máu cam thường xuyên, bạn cần xin lời khuyên của bác sỹ. Để ngăn ngừa hiện tượng này, bạn nên bổ xung vitamin C và K. Tuy nhiên, các loại vitamin này chỉ có tác dụng ngăn ngừa chảy máu cam thông thường.

Những cách sử dụng mới của muối

|
Ai cũng biết muối có nhiều công dụng hữu ích, nhất là đậm đà thêm những món ăn, là thứ không thể thiếu trong các gian bếp. Tạp chí Real Simple chỉ ra thêm những công dụng tuyệt vời khác của muối mà có thể ngay cả những bà nội trợ đảm đang cũng chưa biết.
Muối giúp cho món trứng hoặc kem nổi xốp nhanh hơn và cao hơn khi bạn đánh trứng và kem bằng máy. Cho vào một nhúm muối trước khi bạn sử dụng máy đánh tạo nổi cho trứng hoặc kem.
Muối giữ cho món thịt gà ta lẫn gà tây săn chắc, không bị nhão thịt. Xát muối vào khoang bụng của con gà đã làm sạch ruột trước khi chế biến.
Món rau xào sẽ không bị nhũn, săn cọng lá hơn nếu có một chút muối "huýt còi" ngăn chặn. Rắc đều ít muối lên mớ rau trước khi xào.
Làm sạch bề mặt bàn ủi là công dụng tuyệt vời khác của muối. Để tẩy những vết dơ trên bề mặt bàn ủi, hãy rắc ít muối lên mặt phẳng một tờ giấy, đẩy bàn ủi được bật nóng (nhưng không mở chế độ phun hơi nước) chạy qua mặt tờ giấy đó, sẽ thấy ngay hiệu quả.
Muối còn tỏ ra hữu ích trong việc làm sạch đường cống nhà bạn. Dội xuống ống cống một lít nước muối nóng hoà tan với tỷ lệ một tách muối pha trong một lít nước, rồi chờ kết quả tốt đẹp.
Loại bỏ những chất dơ trên rau củ là một công dụng khác của muối. Hãy ngâm và rửa rau củ trong một chậu nước muối trước khi nấu hoặc dùng sống. 
Muối cũng giúp bạn đánh bật vết bẩn do những thức uống có màu hoặc rượu vang đỏ lỡ dính trên quần áo bạn. Căng phần vải muốn tẩy sạch trên một cái chén, rắc muối phủ lên vết bẩn, rồi cẩn thận rót nước sôi lên trên vết bẩn đã rắc muối.
Và những quả trứng luộc của bạn sẽ không bị nứt vỡ nữa, nhờ muối. Cho vào nồi nước luộc trứng một nhúm muối trước khi nổi lửa, muối sẽ giữ cho vỏ những trái trứng không bị rạn vỡ.
Khách dự tiệc đã đến đầy nhà mà chai rượu khai tiệc vẫn chưa kịp ướp đá ư? Không có gì phải lo lắng! Chai rượu sâm banh đãi khách của bạn sẽ nhanh chóng được ướp lạnh nhờ muối. Xếp những viên đá vòng quanh đáy xô, rắc vào vài muỗng muối. Đặt chai rượu sâm banh vào giữa xô đá, tiếp tục chất đá và rắc muối vào chung quanh chai rượu cho đến khi đầy lên tận cổ chai. Đổ thêm vào xô đá ít nước cho đầy tận miệng xô. Chỉ việc chờ trong 10 phút là có thể rót ra chiêu đãi khách quý được rồi.

Chọn mua kính râm

|
Mùa hè đã đến rồi, bạn luôn quan tâm đến việc "ngụy trang" mỗi khi ra nắng. Tuy nhiên, việc bảo vệ đôi mắt như thế nào là đúng cách?
Xin giới thiệu một số bí kíp chọn mua kính râm.
Tia UVA và UVB từ mặt trời không chỉ là "kẻ thù" của làn da mà còn là "sát thủ" của đôi mắt. Bởi khi mắt phải chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời, sẽ dẫn đến những hiện tượng rất nguy hiểm như bỏng giác mạc hay bỏng màng kết bên trong mắt.
Bên cạnh đó, nếu để mắt tiếp xúc với tia UVA và UVB trong suốt một thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về mặt, đặc biệt là chứng bệnh đục nhân mắt rất nguy hiểm. Cho nên khi chọn mua kính râm, tiêu chí quan trọng hàng đầu bạn cần quan tâm đó là chỉ số chống tia UV.
Để đảm bảo an toàn, Chính phủ Mỹ từng ra sắc lệnh tất cả các loại kính râm đều phải được qua kiểm định và ghi rõ các thông số chống tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
Theo các chuyên gia về mắt, loại kính râm được coi là đạt tiêu chuẩn chất lượng là có thể ngăn ngừa 95-99% tác động của tia UVA và UVB đối với mắt.
Kính râm hay kính đổi màu phải đảm bảo đủ độ tối, để hạn chế sự tiếp xúc mắt với các tia cực tím. Tuy nhiên, cũng không phải là cặp kính râm quá tối làm bạn không thể phân biệt được các màu sắc hay các sự vật xung quanh.
Ngoài ra, độ truyền quang cũng là yếu tố bạn nên tham khảo đối với mắt kính. Tỉ lệ ánh sáng truyền qua kính tới mắt không vượt quá 30% là con số lý tưởng.
Tiếp theo bạn nên kiểm tra xem mắt kính có dễ xước khi va chạm với vật cứng hay nhọn không. Thường thì kính bằng chất dẻo sẽ có tính năng chống va chạm tốt hơn bằng thủy tinh.
Cuối cùng cần chọn kính vừa khít với khuôn mặt bạn.
Bên cạnh đó bạn còn cần tránh những lỗi sau đây:
- Cần tránh đột ngột bỏ kính ra
- Đội mũ nón vành rộng để ngăn các tia UVA và UVB không chiếu trực tiếp vào mắt.
- Không bao giờ nhìn trực tiếp lên mặt trời, ngay cả khi bạn đã đeo kính râm rồi. Điều này sẽ rất nguy hiểm, có thể khiến mắt bạn mắc các tật về mắt mãn tính.
Lưu ý: Việc bảo vệ mắt cần thiết với mọi đối tượng và lứa tuổi, chính vì thế trẻ em cũng cần được đeo kính râm mỗi khi ra nắng. Nhưng xin nhắc lại rằng đó không phải là những loại kính đồ chơi, mà phải là kính đảm bảo chất lượng. Khi chọn mua kính cho trẻ bạn nên chọn loại kính làm từ thấu kính polycacbonate (kính bằng mica), vì trẻ rất hiếu động có thể dễ làm vỡ kính.
Nếu bạn không dám chắc vào khả năng lựa kính râm của mình, cách tốt nhất là hãy nhờ đến sự giúp đỡ chuyên gia về mắt để đựơc tư vấn. Bạn sẽ tìm được cặp kính phù hợp và hiệu quả nhất với mình.

Những công dụng thú vị của giấy báo cũ

|
Ai cũng biết giấy báo là thứ rất háo nước. Do vậy giấy báo có thể dùng thấm mọi loại hơi ẩm, gồm cả hơi ẩm và mùi trong giày, hơi nước trong ngăn đựng rau quả, cùng nhiều thứ hơi ẩm khác.  
Hãy xem tạp chí Real Simple chỉ ra cho mọi người thêm những công dụng của tờ báo cũ tưởng chừng chỉ có thể cân ký bán ve chai hoặc bỏ sọt rác. Những mẹo vặt dưới đây có thể làm phong phú thêm những điều bạn đã từng biết về cách sử dụng giấy báo cũ.
1. Trước hết, giấy báo có thể khử mùi trong ngăn hoặc hộp đựng thực phẩm. Bọc tấm giấy báo cũ quanh hộp nhựa hoặc phích nước đã dùng đựng bữa ăn trưa mà bạn muốn khử mùi, cột nó lại và sau một đêm sẽ thấy công hiệu.
2. Giấy báo còn có thể làm cà chua chín đỏ hơn. Bọc mỗi quả cà chua bằng một mẩu giấy báo và đặt chúng trong phòng có nhiệt độ ấm. Bạn sẽ thấy những trái cà chua chuyển dần từ màu quả xanh sang đỏ mọng.
3. Bạn có nhiều món đồ nhỏ bằng sứ, thủy tinh phải đóng gói cùng một chiếc hộp để chuyển đi mà không muốn chúng vỡ tan tành vì chạm vào nhau? Đơn giản chỉ dùng những mẩu giấy báo gói từng món đồ lại, xếp chúng vào hộp. Cuối cùng vò nhàu những mẩu giấy báo khác chèn vào những khoảng trống còn lại trong hộp là êm, khỏi lo món đồ "cưng" bị vỡ nữa. 
4. Một công dụng tuyệt vời khác của giấy báo cũ là chùi sạch mặt kính một cách nhanh chóng. Dùng giấy báo thấm nước chuyên dùng lau rửa kính chà lên mặt kính, sẽ thấy sạch hơn lau bằng khăn rất nhiều. Bạn cũng có thể xịt nước rửa kính lên thẳng mặt gương hoặc kính cửa sổ, lau lại bằng giấy báo. 
5. Giấy báo còn giúp bảo vệ những bức tranh cổ vẽ trên kính. Nếu chùi rửa bằng cách thông thường với giẻ và xà bông có thể làm phá hủy những bề mặt hình ảnh vẽ trên kính thì chỉ với giấy báo thấm giấm và nước ấm, bạn sẽ tẩy rửa những vết bẩn một cách hoàn hảo, lại giữ được những bức vẽ không bị hủy hoại. Sau đó hong khô những bức tranh trên kính vừa được tẩy rửa ngoài không khí khô ráo.
6. Làm khô những đôi giày ướt là công dụng thú vị khác của giấy báo mà có thể bạn chưa từng biết đến. Bọc đôi giày bằng tờ giấy báo vò nhàu, để qua đêm. Kết quả là bạn sẽ thấy một đôi giày khô ráo vào hôm sau. 
7. Và bạn có thể tưởng tượng được không, giấy báo còn dùng gói quà nữa đấy! Hãy dùng những trang báo in truyện tranh thiếu nhi có màu sắc vui tươi để gói món quà sinh nhật cho trẻ nhỏ, hoặc chọn mẩu báo loan tin đám cưới để gói món quà dành cho lễ đính hôn. Chỉ với những mẩu giấy gói giản dị từ giấy báo, món quà của bạn dường như "nặng" thêm phần ý nghĩa nhiều lần. 
8. Các bà nội trợ có lẽ sẽ thích thú khi biết được một công dụng tuyệt vời khác của tờ giấy báo cũ: giữ cho ngăn đựng rau củ trong tủ lạnh khô ráo và không nhiễm những mùi khó chịu. Đơn giản, bạn chỉ cần trải tờ báo cũ xuống đáy ngăn trước khi bỏ rau củ vào.  

Những điều bạn có thể chưa biết về dấm

|
Dấm vốn là acid acetic, là chất bảo quản mạnh nhất, giữ cho thực phẩm không bị hư hỏng bởi sự xâm nhập của vi khuẩn và vi trùng", Michael Doye - bác sĩ thuộc Trung tâm An toàn thực phẩm, Đại học Georgia ở Griffin, nói về công dụng của dấm trên tạp chí Real Simple.
Loại acid trung tính này còn là chất khử mùi rất tốt. Và còn nhiều ứng dụng thú vị khác của dấm trắng mà có thể bạn chưa biết.
1. Dấm có thể thay thế cho chanh trong công thức làm một số món ăn rau củ trộn. Dùng 1/2 muỗng cà phê dấm thay thế cho 1/2 muỗng nước cốt chanh trong công thức chế biến món ăn của bạn.
2. Chiếc tách sứ yêu thích của bạn bị cáu bẩn bởi vết trà hoặc cà phê rửa không sạch được ư? Sao bạn không thử tẩy chúng bằng dấm? Tráng hai muỗng nhỏ dấm vòng quanh lòng chiếc tách dơ, sau đó tráng rửa lại bằng nước sạch, bạn sẽ hài lòng có lại chiếc tách đẹp như mới.
3. Dấm còn giúp bạn chăm sóc mái tóc dầu. Dấm là chất tẩy dầu tốt dành cho những mái tóc dầu, bởi nó giúp cân bằng độ pH. Gội đầu với loại dầu gội bạn thường dùng, xả nước sạch, rồi gội đầu tiếp bằng 1/4 tách dấm. Cuối cùng xả lại bằng nước sạch.
4. Tẩy sạch những vết bẩn khó tẩy trên những đôi giày bốt, đây là một công dụng tuyệt vời khác của dấm. Nhúng một chiếc áo cũ đã bỏ đi vào dấm, rồi chà xát lên vết bẩn để trả lại nguyên trạng vẻ đẹp ban đầu của đôi giày bốt cưng.
5. Những chiếc áo len của bạn sẽ trông mượt như tơ trở lại với sự trợ giúp của dấm. Chỉ cần nhỏ một chút dấm vào giữa những vòng xả nước của máy giặt, hoặc hòa dấm vào một trong những lần vò nước bằng tay, khi ôm chiếc áo đã khô vào lòng, bạn sẽ cảm nhận cảm giác vô cùng mềm mại như một chiếc áo len mới mua.
6. Ở nhà bạn nếu có sử dụng máy pha cà phê thì đây là một công dụng thú vị khác của dấm dành cho bạn tẩy sạch chiếc máy này. Đổ đầy nước pha dấm vào ngăn chứa nước của máy pha cà phê và nhấn nút cho máy chạy như khi bạn pha một mẻ cà phê vậy. Cứ làm như vậy một vài lần thì chiếc máy pha cà phê của bạn sẽ sạch bóng những vết ố do cà phê lưu lại lâu ngày. 
7. Dấm còn là người trợ thủ đắc lực giúp các bà nội trợ tẩy rửa sạch chiếc máy rửa chén bị cáu bẩn. Chỉ cần mỗi tháng một lần, đổ một tách dấm vào chiếc máy rửa chén trống không, bấm nút cho máy chạy một vòng, dấm sẽ giúp tẩy sạch vết cáu của xà phòng bám trong lòng máy rửa chén và những chi tiết bằng thủy tinh trên máy.
8. Một công dụng đáng ngạc nhiên nữa của dấm là đánh bật dễ dàng những miếng tem giá hoặc nhãn có in hình lì lợm nhất bám trên mọi sản phẩm. Quét một ít dấm lên bề mặt sản phẩm có miếng tem giá hoặc nhãn hình, chờ cho dấm ngấm trong vòng 5 phút, sau đó bạn chỉ cần nhẹ nhàng chùi sạch phần tem giấy đã bị bong ra.
9. Dấm còn giúp tiêu diệt cỏ dại mọc giữa những khe đất trên lối đi lát đá trong vườn hoặc men vỉa hè. Đổ đầy dấm vào bình xịt nước và xịt lên bề mặt cỏ nhiều lần, cần chú ý xịt không chừa chỗ cỏ nào dù nhỏ nhất để làm sạch hoàn toàn lớp cỏ dại.

Năm bước đơn giản giúp giảm 10% lượng điện tiêu thụ

|
Trong mỗi hộ gia đình, giảm được lượng điện tiêu thụ không chỉ là tiết kiệm ngân sách, mà còn góp phần bảo vệ môi trường (giảm sử dụng xăng dầu, các chất thải từ máy móc...).
1. Dùng quạt máy. Lượng điện quạt máy tiêu thụ chỉ bằng 1/10 so với máy lạnh.
2. Nếu dùng máy lạnh, chỉnh nhiệt độ từ 25 độ C trở lên. Nhiệt độ ở máy lạnh càng thấp thì điện năng tiêu thụ càng nhiều.
3. Rút phích điện khỏi nguồn. Sau khi được tắt bằng điều khiển từ xa, các thiết bị điện tử như tivi, đầu CD, DVD… vẫn tiếp tục tiêu hao điện. Điện ở chế độ chờ (standby) có thể làm tăng 10% hóa đơn tiền điện nhà bạn. Hãy rút hẳn phích điện khỏi nguồn.
4. Chọn bóng đèn tiết kiệm điện năng. Bóng đèn huỳnh quang compact tiêu thụ điện ít hơn 80% so với bóng đèn dây tóc và có tuổi thọ hơn 10 lần.
5. Xem nhãn mác tiết kiệm điện. Một số thiết bị điện như máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh… có thể dán nhãn chỉ số tiết kiệm điện, giúp chọn được loại mà bạn cần.
Những bí quyết khác:
* Với máy lạnh:
- Mở máy lạnh trước khi đi ngủ khoảng một giờ rồi sau đó chuyển sang quạt máy.
- Tắt máy lạnh nửa giờ trước khi ra khỏi phòng, sử dụng chế độ hẹn giờ trên điều khiển từ xa.
- Kiểm tra bộ phận lọc khí của máy lạnh mỗi tháng một lần, làm sạch hoặc thay thế nếu cần để nó hoạt động hiệu quả.
- Kiểm tra các bộ phận khác của máy lạnh như ống dẫn, môtơ… thường xuyên. Tình trạng các thiết bị này cũng ảnh hưởng tính tiết kiệm điện năng của máy lạnh.
* Với tủ lạnh:
- Để thức ăn nóng bên ngoài cho nguội trước khi đặt vào tủ lạnh.
- Đậy nắp chất lỏng và bao bọc thực phẩm để trong tủ lạnh. Thực phẩm để hở sẽ thải ra hơi ẩm khiến máy nén của tủ lạnh phải tăng cường hoạt động.
- Không chất quá nhiều đồ vào tủ lạnh để đảm bảo khí lạnh được luân chuyển tự do. Quá nhiều đồ sẽ làm cản khí và giảm khả năng giữ lạnh.
- Đảm bảo cửa tủ lạnh luôn đóng kín. Thử bằng cách kẹp một tờ giấy nửa trong nửa ngoài khi đóng cửa tủ lạnh. Nếu bạn kéo tờ giấy ra dễ dàng thì cần điều chỉnh lại bản lề hoặc miếng dán ở mép cửa.
- Đặt tủ lạnh tránh xa các nguồn nhiệt như ánh sáng mặt trời, bếp và lò viba.

“Luộc” khoai lang khi nấu cơm

|
 Khoai lang được dân gian gọi là “sâm Nam” vì nó có giá trị dinh dưỡng cao và những công dụng phòng chữa bệnh rất tốt. Nhiều người thích ăn khoai lang nhưng lại ngại luộc khoai. Nếu nhà bạn có nồi cơm điện, bạn có thể luộc khoai trong khi nấu cơm.
- Bước đầu tiên là gọt vỏ khoai. Thả khoai vào chậu nước lúc gọt vỏ để nhựa khoai không dính vào tay. Sau đó cắt khoai thành những khoanh tròn dày khoảng 1cm để vừa miệng ăn và dễ chín. 
- Đặt khoai vào vỉ hấp của nồi cơm điện, đậy nắp nồi cơm lại và nấu cơm như thông thường.
- Khi nút nồi cơm chuyển từ chế độ Rice cook (nấu cơm) sang chế độ Keep warm (hâm nóng) thì nhấc vỉ khoai ra. Nếu cứ để vỉ khoai trong nồi cơm đến khi cơm chín thì khoai sẽ bị bét và nhạt.
Thế là chỉ sau 10-15 phút bạn đã có khoai ăn mà không tốn nhiều công sức. Bí quyết để khoai lang được ngon là không nên “tham lam” hấp nhiều khoai trong một lần nấu cơm. Tốt nhất là chỉ đặt một lớp khoai lên vỉ hấp, như vậy khoai sẽ chín đều và không bị sượng 

Tổng hợp mẹo vặt gia đình

|
MẸO VẶT KHI NẤU ĂN

Cách cán bột không bị dính

Lúc nhào bột, cán bột để làm bánh, bột hay bị dính vào bàn rất khó chịu. Khi ấy ngoài cách rắc một lớp bột áo trên bàn, bạn có thể làm theo cách sau: để bột vào trong một cái tô, đậy một lớp nylon kín rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ.

Lúc cán bột làm bánh bột sẽ không bị dính nữa.

Cách xào thịt bò

Khi xào thịt bò muốn cho thịt mềm, sau khi ướp thịt xong, bạn hãy cho 2-3 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều ướp cùng, để khoảng 20-30 phút. Lúc xào thịt hãy để lửa to đảo nhanh tay. Xào xong cho thịt ra khỏi chảo ngay. Món thịt bò xào sẽ rất mềm, vị đậm đà mà lại không dai.

Luộc trứng không bị nứt

Khi luộc trứng gà, trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước vào trong trứng gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt khi luộc bạn chỉ cần cho vào nồi luộc chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng. Trứng sẽ chín ngon và không bị nứt nữa.

Rửa sạch bình thủy tinh

Những bình thủy tinh có miệng bé muốn rửa sạch bên trong rất khó. Xin mách bạn một cách để làm cho bình thủy tinh sáng bóng như mới. Bạn hãy cho vào bình một nắm gạo, đổ một ít nước sôi vào đậy nắp kín đóng lại và lắc mạnh. Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.

Dầu ăn trong nồi bốc lửa

Khi bạn xào nấu với ngọn lửa to có lúc dầu ăn trong nồi bị bốc lửa. Chỉ cần đậy vung lại hoặc đắp khăn ướt lên, lửa sẽ lập tức bị dập tắt. Trong trường hợp đó, không nên cho nước vào dầu ăn nhẹ hơn nước sẽ làm lửa bùng to hơn và dầu bắn ra bốn phía.

Cách vắt chanh được nhiều nước

Muốn vắt được nhiều nước chanh hơn thì trước khi vắt, bạn hãy đem chanh ngâm vào nước nóng vài phút.

Cách khử cay ở tay

Khi bạn cắt tỉa ớt, tay bị dính sẽ rất nóng, cay. Bạn hãy khử bằng cách: Lấy một ít đường cát xoa vào tay, rồi rửa sạch; hoặc xoa vào tay một ít giấm hay rượu; bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch thì tay sẽ không bị cay, nóng nữa.

Cách làm chuối xanh không bị nát và thâm

Khi làm món ăn với chuối xanh, bạn gọt vỏ, bổ thành miếng nhỏ, rồi ngâm vào nước có pha chanh và muối, chuối sẽ trắng, không bị nhựa, không nát mà chất chát cũng giảm rất nhiều.

Cách chữa cơm sống

Khi bỏ cơm ra ăn mà cơm bị sống, nhiều người đổ thêm nước vào nồi và bắc lên bếp hong lại cho đến khi chín hoặc bỏ đi. Để tránh lãng phí và mất thời gian nhưng lại hiệu quả và đơn giản, bạn hãy làm theo cách sau: Xới cơm sống cho tơi ra, rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà lại không để lại mùi rượu.
  •  Làm Ruột Heo, Bao Tử Heo
Ruột hoặc bao tử heo mua về lộn trái ra rồi cho một nắm bột mì vào bóp kỹ một lúc sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước lạnh sẽ sạch hết.
Muốn luộc ruột hoặc bao tử cho trắng thì đung một nồi nước sôi, sau đó cho vào một miếng phèn chua độ nửa ngón tay, cho lòng heo vào luộc, nhớ để nước cho ngập.  Khi lòng heo đã chín, vớt ra thả vào nước lạnh có pha một chút hàn the.
  •  Cách Làm Lươn
Lươn mua về còn sống cho vào soong hoặc thau, lấy rổ đậy kín rồi cho vào một chén giấm chua.  Lươn sẽ quẫy rất mạnh vì vậy bao nhiêu nhớt sẽ theo ra hết.  Khi thấy lươn yếu dần, không còn quẫy nữa thì đem ra vuốt bằng muối rồi rửa lại bằng nước lạnh vài lần sẽ sạch.
  •  Cách Làm Ốc
Muốn làm ốc sạch để làm ốc nhồi thì đừng đập bể trôn ốc vì khi đập bể trôn ốc, khi nhồi ốc vào hấp, nước ngọt sẽ chảy ra hết.
Lấy dao nhỏ khẽ cạy miệng ốc ra, rồi lấy một chiếc đũa đẩy ốc thụt vào trong một lúc, cầm con ốc vẩy mạnh.  Ốc sẽ rơi ra hết.  Bỏ phần ốc bùn phía cuối.  Phần ốc còn lại, cho vào giấm bóp kỹ rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.
  •  Cách Làm Cá
Cá bán ở chợ thường chưa được đánh vẩy.  Muốn làm cá mà không bị vẩy văng ra tứ phía, hãy ngâm cá vào nước sôi thì việc đánh cá sẽ dễ dàng.
  •  Chiên Cá
Khi chiên cá, muốn không bị sát chảo, hãy lăn cá vào bột trước khi cho vào chảo dầu nóng.
  •  Nướng Cá Không Bị Tróc Da
Thoa một lớp dầu ăn ngoài da để da cá không bị dính vào vỉ nướng.  Khi nướng, lúc đầu để lửa lớn để lớp da bên ngoài se lại ngay, như vậy sức nóng làm cho chất mỡ trong cá tan ra nhưng không thoát ra ngoài được.  Do đó da cá sẽ vàng mà thịt cá vẫn thơm ngon và không bị mất đi các dưỡng chất.
  •  Nướng Bánh Mì Lại Cho Dòn
Bánh mì cũ, nhúng vào nước trước khi nướng, bánh sẽ dòn.
  •  Chiên Khoai Tây
Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng.  Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1 cm theo chiều dọc của củ khoai.  Vớt khoai để ráo, lau khô từng miếng.  Sau đó phết sơ một lớp dầu lên khoai để khi chiên, mặt khoai không bị nhăn.
Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng.  Khi chiên, khoai sẽ phông lên, lấy khoai ra cho vào rổ nhôm, rắc lên một chút muối và xốc đều.
  •  Giữ Khoai Không Rã Khi Nấu
Rửa khoai thật sạch trước khi gọt vỏ.  Gọt vỏ xong, đem ngâm trong nước có pha một chút muối để khoai không bị đen và khi nấu khoai không bị rã.
  •  Khử Mùi Hôi Của Dầu Phộng
Đun dầu cho thật sôi đến khi không còn nghe thấy tiếng kêu riu riu nữa.  Cho vào vài củ hành tím đập dập.  (Có thể dùng tỏi hay củ xả đập dập hoặc lá dứa thơm cũng được).
  •  Khử Mùi Hôi Của Thịt Bò
Nướng chín một củ gừng, cạo bỏ lớp vỏ cháy đen, giã gừng thật nhuyễn, rắt lên thịt.
  •  Tẩy Mùi Hôi Lông Của Gà, Vịt
Khi nhổ lông xong, dùng muối hoặc gừng giã nhuyễn chà xát lên mình con vịt hoặc gà, để độ 5 phút, rửa sạch lại rồi mới mổ ruột.
  •  Tẩy Mùi Xào Nấu, Mùi Thịt Cá
Đốt một miếng đường lên bếp.  Trong khi chờ cá chín, mùi đường cháy sẽ phá tan mùi tanh của cá.  Để cho mùi hôi của bắp cải chín mất đi, hãy cho vào soong đang luộc rau một miếng ruột bánh mì.
Chậu rửa bát vừa ăn xong, dùng vỏ chanh đã vắt nước chà xát chung quanh chậu, mùi tanh của cá sẽ hết.
  •  Tẩy Một Số Mùi Khó Bay
Mùi hành tỏi:  Dùng bã café để chà xát.
Mùi Eau de Javel:  Lấy giấm rửa tay, rửa lại bằng nước ấm và thoa lại bằng một chút dầu thơm.
Vết vàng khói thuốc dính trên ngón tay:  Rửa tay bằng Eau de Javel hơi ấm.
Vết bút nguyên tử:  Dùng Alcool.
Các vết xám đen:  Dùng chanh.
  •  Luộc Rau Xanh Màu
Cho vào soong nước luộc vài giọt chanh hoặc giấm, đợi nước thật sôi mới cho rau vào.
  •  Nấu Nước Dùng Cho Trong
Nấu nước thật sôi mới cho thịt hoặc xương vào, không được đậy vung soong.  Khi nước sôi lại thì bớt lửa và vớt bọt thường xuyên.  Cho vào đó một củ hành tím đã nướng chín.
Nếu lỡ nước không trong thì dùng một khăn vải mỏng sạch lược lại, cho sang soong khác nấu sôi trở lại.  Lấy một tròng trắng trứng đánh cho thật nổi đổ úp vào soong nước dùng, các bọt trong nước dùng sẽ cuốn vào trong lòng trắng trứng.  Khi được, vớt tròng trắng trứng ra bỏ.
Nếu nấu nước thật sôi rồi bỏ thịt hoặc xương vào, như vậy thì chất ngọt còn giữ lại trong thịt, xương.  Nếu cho thịt vào nước lạnh rồi mới nấu thì chất ngọt của thịt và xương sẽ hoà vào nước dùng.
  •  Đánh Trứng Gà Không Dính Vào Tô
Trước khi đánh trứng vào tô, hãy tráng qua tô một lớp nước lã.
  •  Muốn Trứng Chiên Được Nổi Phồng
Cho vào trứng một chút bột nổi rồi đánh trứng cho đều, nhớ đánh theo một chiều.
  •  Luộc Trứng Không Vỡ
Cho vào soong nước luộc trứng một dúm muối.  Khi trứng chín, muốn bóc vỏ cho dễ, vớt trứng ra bỏ ngay vào nước lạnh ngâm độ 10 phút.
  •  Quết Tôm Cho Dai
Rửa tôm sạch, lau khô tôm trước khi quết.  Khi tôm đã được quết nhuyễn thì nêm gia vị và cho vào một tròng trắng trứng, trộn đều và quết thêm một lúc cho tôm và trứng lẫn đều nhau.
  •  Tẩy Mùi Cơm Khê
Nếu cơm lỡ bị khê, ta nên cho vào cơm một cục than đang cháy hồng hoặc lấy một cái ca nhôm, nhúng nước rồi úp lên soong cơm.
  •  Hấp Cơm Nguội Cho Ngon
Cơm nguội còn lại, không bị hư, muốn hấp lại, phải dùng tay ướt bóp cho hột cơm rời ra.  Khi soong cơm mới nấu gần chín mới cho cơm nguội vào hấp (cơm nguội để hấp phải ít hơn lượng gại để nấu cơm).
Hấp được một lúc thì xới cơm dưới lên, trộn cơm nóng và cơm nguội đều nhau rồi để trên bếp một lúc nữa cho cơm chín hẳn.
  •  Cách Luộc Thịt
Muốn luộc thịt cho trắng, dai, ngon thì khi bắc nước sôi, ta cho vào một muỗng soup giấm chua.
Có nhiều loại thịt rất dai như thịt heo nái, gà, vịt đã đẻ nhiều.  Muốn luộc cho mềm thì trước khi cho vào soong, nhớ lấy lá đủ đủ bọc kín.
  •  Làm Cho Lòng Heo Được Trắng Và Giòn
Khi luộc lòng heo, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào.  Khi lòng đã chín tới thì vớt ra đem nhúng ngay vào chậu nước có pha một chút phèn chua (nước phèn này đã được đun sôi để nguội).  Làm như thế, lòng sẽ trở nên trắng trẻo, giòn.
  •  Ram Thịt Cho Mềm Và Ngọt
Khi ram thịt phải chờ cho chảo thật nóng, đổ dầu vào đợi cho sôi.  Cho thịt vào chiên một mặt cho vàng rồi mới trở qua mặt khác.  Lửa phải to và đều.  Khi thấy thịt đã vàng đều thì cho lửa nhỏ dần, cho vào thịt một ít nước, đậy vung thật kín, để lửa riu riu.  Khi xiên vào miếng thịt không thấy máu chảy ra là được.  Làm cách này thịt sẽ ngon và mềm.
  •  Rán Mỡ Để Được Lâu
Khi rán mỡ, đừng để quá lâu trên bếp.  Nếu để cho mỡ vàng quá, mỡ sẽ mau có mùi khét.
  •  Rán Mỡ Không Bị Bắn Tứ Tung
Cho một chút muối vào chảo mỡ khi rán. 
Rán cá, đậu, thịt gì cũng làm theo cách trên sẽ tránh được cảnh bị mỡ bắn phỏng tay chân, mặt mũi.
  •  Khi Chảo Mỡ Bén Lửa Bốc Cháy
Đừng bao giờ đổ nước lạnh để dập tắt lửa mà chỉ cần nhanh tay rút củi ra rồi đậy ngay nắp vung lên chảo.
  •  Giữ Khoai Cho Trắng
Khi luộc khoai, nên vắt vào vài giọt chanh trong lúc nước đang sôi để khoai không bị biến màu và có mùi vị đặc biệt.  Trong lúc gọt khoai trước khi luộc, nên ngâm vào nước có vắt vài giọt chanh và tránh để khoai ngoài gió.
  •  Để Bắp Chuối Và Chuối Xanh Không Xám
Khi bào bắp chuối hoặc gọt chuối xanh, nên ngâm vào thau nước có vắt một trái chanh để không bị xám đen.
  •  Xắt Hành Không Cay Mắt
Khi xắt hành, nên để thau nước bên cạnh để tránh bị cay mắt.
  •  Để Dao Khỏi Tanh
Dùng một lát chanh hoặc một lát cà rốt chùi lên lưỡi dao.
  •  Giảm Bớt Vị Mặn Của Thức Ăn
Khi làm thức ăn, nếu lỡ bị mặn thì đừng đổ nước mà hãy thêm đường vào.  Đường sẽ rút bớt chất mặn.
  •  Nấu Món Ăn Có Pha Rượu
Chia lượng rượu muốn cho vào thức ăn làm hai.  Một phần cho vào thức ăn khi đang nấu, phần còn lại, khi thức ăn đã chín, sắp ăn mới cho vào, như vậy mới giữ được mùi thơm của rượu.
  •  Khi Nấu Món Ăn Có Bơ
Khi nấu không cần phải cho bơ ngay từ đầu.  Khi chiên xào, ta dùng dầu hay mỡ, sau đó mới cho bơ nằm trên mặt dĩa thức ăn khi sắp ăn, như vậy mới giữ được mùi thơm của bơ.
  •  Thử Bơ Hoặc Pho Mát
Cắt mốt miếng bơ hay pho mát nhỏ, cho vài giọt Iode.  Nếu phó mát hay bơ có pha khoai lang hay bột gạo thì nó sẽ biến thành màu xanh biếc.
  •  Để Có Cháo Ăn Sáng Thật Mau
Vo gạo chung với nếp để chừng 15-20 phút cho ráo nước.  Đổ gạo vào bình thủy, đun nước thật sôi, chế vào đậy kỹ nước để trong một đêm.  Sáng ra cháo sẽ chín nhừ.   Nấu cháo đặc hay loãng tuỳ ý mà cho gạo theo ý muốn.
  •  Giữ Sữa Tươi Không Bị Đóng Váng
Sữa tươi để từ sáng đến chiều có thể bị đóng váng vì trong sữa có chất Acide Lactique.  Muốn cho sữa khỏi bị đóng váng, hãy cho vào chai sữa bột một ít thuốc muối (Bicarbonate de Soude).  Thuốc muối có đặc tính đánh tan chất Acide Lactique.
  •  Bánh Gateâu Chưa Chín Kỹ
Khi lỡ lấy bánh ra khỏi khuôn mà bánh chưa được chín kỹ, đừng chần chừ, hãy nhúng bánh thật nhanh vào sữa lạnh rồi đặt bánh vào trong lò hấp lại một lúc cho bánh chín.
  •  Chữa Bột Quá Nhão
Khi nhồi bột làm bánh, nếu lỡ bột quá nhão mà không muốn cho thêm bột khô, hãy lấy một cách khăn sạch, khô quấn bột vào đó và gói lại để khoảng 15-20 phút.  Nếu bột quá nhão, bạn có thể để lâu hơn nữa hoặc có thể đem gói vào một cái khăn khác.  Vì trong khi gói vào khăn, nước dư trong bột sẽ thấm vào cái khăn và bị bốc hơi bớt.
  •  Chiên Bánh Không Bị Cháy
Thái nhỏ một ít khoai tây chiên trước trong khi chảo mỡ (hay dầu) sau đó hãy chiên bánh.
  •  Cắt Khoai Tây Thành Lát Không Vỡ
Khi cắt khoai tây, hãy nhúng lưỡi dao vào nước sôi trước khi cắt.
  •  Luộc Khoai Sọ, Khoai Môn, Khoai Mì
Khi luộc khoai sọ, khoai môn, khoai mì nên ngâm vài giờ trước khi luộc cho các độc tố trong khoai tan hết ra nước, sau đó luộc thật kỹ, không nên nướng.  Đối với khoai mì, nên cắt bỏ hai đầu rồi mới bóc vỏ đem ngâm.
  •  Khoai Tây Chiên Không Bị Cháy
Trước khi chiên, hãy nhúng khoai tây vào nước muối pha loãng trong vài phút.  Khi sử dụng khoai tây, nên nhớ không nên ngâm lâu trong nước vì như thế sẽ làm hủy đi sinh tố C chưá trong khoai tây.  Nếu để dành khoai tây quá lâu, khoai cũng mất đi sinh tố này.
  •  Sử Dụng Khoai Lang Như Thế Nào?
Khoai lang có nhiều sinh tố A và C.  Có thể sử dụng khoai lang như khoai tây.  Muốn giữ khoai lang để lâu mà không bị hư nên vùi khoai xuống cát và che mưa nắng.   Khoai xắt lát, muốn để dành lâu, hãy lót khoai bằng trấu và bao quanh bằng phên tre cẩn thận.
  •  Luộc Rau Đúng Cách
Nấu nước sôi, cho vào một chút muối rồi thả rau vào ngay khi nước đang sôi.  Nước sôi trở lại là vớt rau ra ngay, không nên luộc rau quá lâu, rau sẽ bị nhão và đỏ không ngon.
  •  Hầm Đậu Rau Mềm
Rửa đậu sạch và ngâm đậu trong nước.  Sau đó rửa đậu lại cho sạch rồi cho vào soong, đổ nước ngập đậu rồi nấu.  Lúc đầu để lửa lớn, khi sôi, đậy nắp kín, để lửa riu riu và lửa phải cháy đều.  Từ đó không nên mở nắp soong hay khuấy đảo trong soong nữa.
  •  Chiên Thức Ăn
Khi chiên thức ăn, cần phải đun dầu (mỡ) cho thật sôi mới cho thức ăn vào để chiên.  Muốn chiên giòn những món ăn có nhiều bột như cá, tôm, cua lăn bột, khoai tây... cần phải để dầu, mỡ ngập thức ăn; để lửa vừa phải.
  •  Kho Thức Ăn
Khi kho thức ăn nên đậy vung kín và để lửa riu riu.  Khi kho cá, cần đun lâu hơn thịt.
  •  Lột Vỏ Trái Cây Dễ Dàng
Chỉ cần nhúng trái cây vào nước nóng và vớt ra ngay, trái cây sẽ dễ lột vô cùng.
  •  Thử Giấm
Lấy một chút giấm cho vào chén rồi nhúng miếng giấy thấm màu trắng vào, nếu chuyển thành màu vàng là giấm tốt.
  •  Giữ Mỡ Lâu Hư
Phải để mỡ trong hũ thủy tinh, đậy kỹ, không cho nước lẫn vào mỡ.  Khi mỡ được đổ vào hũ, cần phải đổ đầy, đừng để có khoảng trống cho không khí len vào.
  •  Giữ Bánh Mì Được Lâu
Gói bánh mì vào bao nylon bọc kín rồi để vào ngăn đông lạnh của tủ lạnh.  Giữ bằng cách này có thể để bánh mì lâu cả tháng.
  •  Muốn Khế Bớt Chua
Xắt khế thành lát ngâm vào nước muối, sau đó vớt ra, cho vào chậu nước có pha một ít bột nở.  Cuối cùng, rửa khế lại nhiều lần với nước.
  •  Giữ Cho Dưa Chuột Được Tươi Lâu
Lấy một cái tô đựng nước rồi cắm phần cuống trái dưa xuống nước ngập độ 1/3 trái dưa.  Mỗi ngày nhớ thay nước một lần.
  •  Giữ Cam, Chanh, Bưởi Ðược Lâu
Với các loại quả này, phải chọn quả còn cả cuống, bôi vôi lên đầu cuống và để vào chỗ thoáng mát.
  •  Khử Mùi Hôi Của Soong, Chảo
Soong, chảo nấu thức ăn, khi rửa sạch, vẫn thường để lại một mùi hôi.  Chỉ cần dùng chanh, bã trà, bã café để chùi rửa mùi hôi sẽ hết.
  •  Khử Mùi Hôi Của Tỏi, Hành Trong Miệng
Ăn cơm xong, trong miệng nếu còn mùi hôi của tỏi hành rất khó chịu.  Hãy nhai một ít bã trà, mùi hôi sẽ hết.
  •  Muối Dính Dầu Hôi
Ðem muối bỏ vào chảo để rang, dầu hôi sẽ bay hơi hết.
  •  Ðánh Trứng Mau Nổi
Khi đánh trứng, muốn cho mau nổi, chỉ cần cho vào một chút muối.
  •  Chiên Bánh Phồng Tôm Cho Giòn
Muốn chiên bánh phồng tôm cho giòn, phải để dầu thật sôi, và đợi khi gần ăn hãy chiên.  Nếu chiên quá sớm phải cho vào bao nylon cột kỹ lại.
  •  Tỏi Dùng Như Thế Nào
Tỏi là một gia vị rất tốt, có thể làm vị thuốc cho một vài loại bệnh thông thường.  Muốn sử dụng tỏi đúng cách thì nên giã nhuyễn tỏi để ăn chứ đừng nên xắt lát.
  •  Lấy Bánh Bông Lan Sao Cho Dễ
Muốn lấy bánh bông lan ở khuôn ra một cách dễ dàng và không làm bể bánh, bạn hãy để khuôn bánh vào nước lạnh, rồi đậy lên trên bánh một cái khăn ẩm.  Khoảng 10 phút sau có thể lấy bánh ra nguyên vẹn một cách dễ dàng.
  •  Ðể Dành Chanh Ðã Dùng
Những trái chanh đã dùng một nửa hay một phần, muốn để dành mà không sợ bị ê hay bị khô, hãy úp mặt chanh đã bị cắt xuống một cái dĩa để sẵn một ít giấm chua, chanh sẽ lâu hư.
  •  Ðể Dành Thịt, Jambon, Paté
Nếu không có tủ lạnh mà muốn để dành thịt, hãy lấy một cái khăn sạch nhúng vào giấm chua cho ướt khăn, gói thật chặt miếng thịt.  Ðể gói thịt vào nơi thoáng mát, miếng thịt đ  để được 24 giờ.
Nếu xúc xích mua về mà không ăn hết, muốn để dành qua ngày hôm sau, muốn cho chỗ cắt không bị khô và xám lại thì hãy áp vào đó một miếng chanh, xúc xích sẽ luôn luôn mềm mại và có màu hồng đẹp.
  •  Giữ Cho Mứt Khỏi Mốc
Mứt ăn dở có thể giữ được lâu hàng tuần lễ mà không bị mốc hay hư nếu phủ lên trên mặt mứt một lớp đường cát dày, mỗi khi dùng xong, nhớ phủ đường lại.
  •  Làm Tan Dầu Ăn Bị Ðông Lại
Nhiều khi vì thời tiết ảnh hưởng mà dầu bị đông đặc lại.  Khi đó đừng nên hơ dầu trên lửa cho dầu tan ra ngay mà hãy ngâm dầu vào trong nước ấm cho dầu tan ra từ từ.
  •  Chiên Cá Không  Bị Vỡ
Trước khi chiên, chỉ cần lấy vải lau sạch con cá cho thật khô nước.
  •  Lựa Ðậu Hũ
Ðậu hũ rất bổ khi còn tươi, nhưng nếu bị hư, bị chua thì ăn vào vào có hại.  Muốn biết đậu hũ mới và không chua, chỉ cần xem màu đậu có trắng và mịn là được.
  •  Giữ Cho Món Trứng Ðẹp Màu
Có nhiều món trứng trước khi chiên hoặc hấp thường phải đánh cho nổi.  Nếu đánh kỹ như vậy, không nên dùng đồ đựng bằng nhôm vì khi nấu chín, trứng sẽ có màu xám.
Muốn trứng giữ được nguyên màu, phải dùng đồ sành hay đồ thủy tinh để đựng khi đánh.
  •  Xàu Nấu Bông Cải Cho Ngon Và Ðẹp Mắt
Muốn cho bông cải xào được ngon, khi xào nấu chớ đừng bao giờ đậy kín nắp soong.  Làm như thế bông cải sẽ được màu sắc lúc ban đầu.
  •  Làm Cho Trà Thêm Thơm
Ðể trà thêm phầm thơm ngon, hãy lấy một miếng vỏ cam bỏ vào hộp trà và đậy thật kín.
  •  Giữ Cho Trà Không Bay Hơi
Muốn giữ hương vị đậm đà của trà không bị bay hơi, hãy để trà trong một hộp thiếc đậy kín.  Ðừng để trà trong hộp thủy tinh, trà rất mau bay hơi.
  •  Pha Trà Ngon
Muốn pha một ấm trà thơm cho thật ngon, trước hết phải nấu nước thật sôi, tráng nước sôi cho bình được nóng đều.  Cho trà vào bình, chế nước sôi vào và đổ bỏ ngay nước này đi.  Sau đó rót nước sôi vào từ từ cho đến khi đầy.
  •  Pha Café Thơm Ngon
Muốn pha café cho thật thơm ngon, nước phải nấu thật sôi và để trong bếp lửa (không dùng nước trong bình thủy).
Tráng filtre và ly cho nóng rồi mới cho café vào filtre.  Chế nước sôi từ từ đến khi gần đầy filtre, có thể ngâm ly đang pha café vào trong một ly nước nóng khác; không nên chế hai lần nước vào một filtre café đang pha.
  •  Giữ Hơi Nước Có Gaz Trong Chai
Nước suối hoặc những thứ nước có hơi gaz khi dùng dang dở thường bị bay hơi.  Muốn để dành những chai nước này, hãy dùng nút chai thật chặt và dựng ngược lên, dù ở tủ thường hay tủ lạnh cũng vậy, như thế ta có thể giữ được hơi trong cả tuần lễ.
  •  Mở Nút Chai Quá Chặt
Chai rượu để lâu ít dùng đến, nút bị dính chặt không mở ra được.  Ðừng cạy hư nút chai mà hãy dùng lửa hơ trên cổ chai cho nóng.  Hơi nóng sẽ làm cổ chai nở ra, nút chai sẽ được vặn ra một cách dễ dàng.
  •  Súc Bình Nước Quá Dơ
Muốn súc sạch một bình nước dơ hay bị mờ đục vì để lâu ngày, hãy xé vụn giấy báo nhét vào thật đầy chai và đậy kín nút chai.  Ngâm như vậy trong hai, ba ngày rồi lấy hết giấy ra, súc lại bằng nước lạnh.
  •  Giữ Gìn Khoai Tây, Bánh Mì, Bột Mì
- Khoai tây:  Cho khoai vào một cái thúng, để thúng khoai vào một cái kệ (tránh tiếp xúc với mặt đất).  Cất khoai tây trong chỗ thoáng mát thì có thể để từ 1 đến 2 tháng.
- Bánh mì:  Muốn giữ được bánh mì mềm lâu ngày, người ta dùng giấy dầu và bao nylon gói thật chặt, bên trong có để một cục đường rồi để vào chỗ thoáng mát.
- Bột mì:  Muốn bột không bị mốc, ta trộn vào bột mì một ít muối theo tỉ lệ 5 gr muối cho một kg bột.  Với lượng muối ít như vậy so với lượng bột nên nó sẽ không làm cho bột mặn.
NHỮNG MẸO VẶT CẦN THIẾT TRONG CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY
  •  Chùi Cửa
Những cánh cửa mới sơn đẹp mà đã bị bẩn bởi những vết tay dơ vịn vào.  Muốn làm cho sạch những vết bẩn đó mau chóng, hãy lấy khoai tây cắt đôi và xoa đều lên những cánh cửa, nhớ để nguyên củ khoai, đừng lột vỏ và xoa bằng mặt mới cắt.  Nếu mặt khoai tây đã chà bị đen thì cắt bỏ một lớp mỏng cho hết chỗ đen ấy.  Cứ tiếp tục chùi cho đến khi nào miếng khoai tây dùng vẫn trắng sạch thì cánh cửa cũng sạch.
  •  Khử Mùi Hôi Của Keo Lọ
Cho một nhúm xát café vào keo, đậy chặt nút lại, một ngày sau đem súc lại cho sạch bằng nước lạnh.
  •  Rửa Bình Trà
Bình đựng nước trà rất khó rửa vì chất trà thường bám chặt vào miệng bình.  Khi đó chỉ cần cho vào một nhúm muối, xóc kỹ trong bình và chà miệng bình bằng muối, bình trà sẽ sạch.
  •  Chữa Tủ, Hộp Bị Mốc, Ẩm Hôi
Cho vào tủ một chén đựng vài cục than củi rồi đóng cửa lại, than sẽ hút hết các mùi hôi và hơi ẩm.
Trường hợp hộp làm bằng kim loại có mùi hôi, có thể đốt vài que diêm trong hộp để làm mất mùi hôi đó.
  •  Gỡ Ðinh Bị Sét Lâu Ngày
Ðinh vít đã đóng hay vặn vào gỗ lâu ngày bị sét thì khó gỡ ra được.  Muốn gỡ đinh ra một cách dễ dàng, hãy lấy một cây sắt nung đỏ rồi đem áp vào đầu đinh vít một lát cho nóng, bạn sẽ nhổ ra được ngay.
  •  Chữa Ngăn Kéo Khó Mở
Các ngăn tủ, ngăn bàn, nếu bị rít, khó mở, hãy dùng phấn viết bảng hoặc xà bông thoa lên hai bên cạnh, các ngăn kéo sẽ trơn tru dễ mở.
  •  Trừ Kiến
Cách trừ kiến tốt nhất là pha 30gr chất Hyposulfite de soude trong 1 lít nước rồi đổ nước này vào trong ổ kiến trong vài ngày, mỗi ngày một lần.  Nếu không có chất này thì có thể thay thế bằng dầu hôi hoặc xăng cũng được.
  •  Cắt Cổ Chai Thủy Tinh
Muốn cắt một cái cổ chai làm bằng thủy tinh thật đều mà không bị nứt hoặc mẻ, hãy đổ nước vào trong chai đến mức ta muốn cắt rồi đổ một lớp dầu lên trên.  Nung một cây sắt thật đỏ.  Nhúng cây sắt vào trong lớp dầu, chai sẽ bị cắt ngay chỗ muốn cắt.
  •  Nút Chai Cứng Không Ðậy Ðược
Nếu nút chai cứng và to hơn miệng chai không đậy được, hãy ngâm nút chai vào nước ấm, nút chai sẽ mềm và đậy được dễ dàng.
  •  Sách Bị Gián Cắn
Nếu sách vở bị gián cắn, hãy lấy dầu thông bôi một lớp ở phía trong tủ.  Mùi dầu thông hắc lên sẽ làm cho gián sợ không dám cắn sách vở.
  •  Ngăn Ngừa Mối Cắn Ðồ Vật
Các đồ dùng, quần áo sách vở để ở những nơi ẩm thấp lâu ngày không dùng tới thường bị loài mối ăn hại.  Ðể tránh tai nạn này, hãy đến tiệm thuốc mua một ít nụ đinh hương.  Cắm những nụ đinh hương đó vào trong một trái cam tươi, để nguyên trái cam tươi đó vào những nơi có mối đang ăn hại đồ vật.  Chính mùi nụ đinh hương tiết ra làm tiệt đường sinh sản của giống mối.  Nến nhớ dùng cho đến khi bị khô héo thì lại tiếp tục làm như vậy.
  •  Khi Bị Ong Và Muỗi Chích
Nên rửa ngay vết ong hoặc muỗi chích bằng nước muối thật mặn (càng mặn càng đỡ đau), sau đó dùng bông gòn thấm nước nóng có pha muối hoặc giấm chua đắp lên chỗ bị chích.
Bị muỗi chích, muốn hết ngứa và nổi đỏ, dùng bông gòn thấm nước Javel đắp lên chỗ bị chích.
  •  Cách Gỡ Dằm Gai
Khi bị dằm gai đâm vào dưới móng tay, muốn lấy dằm gai đó ra, hãy dùng xà bông đem đắp chung quanh ngón tay và băng bó lại trong vài giờ rồi gỡ băng ra, dằm gai sẽ bị xà bông lấy đi và không còn đau đớn gì nữa.
  •  Cánh Cửa Phòng Bị Kêu
Khi cánh cửa phòng bị kêu cót két, hãy thoa vào chỗ bản lề một chút bột viết chì trộn với vài giọt dầu đậu phộng, cửa sẽ rất êm không kêu nữa.
  •  Công Dụng Của Nước Trà Tàu
Khi thái ớt bị dính vào tay, mùi ớt sẽ làm cho tay có mùi nồng nồng khó chịu, đôi khi ớt cay làm cho da nóng bỏng.
Nếu đã dùng nước rửa hoặc Alcool lau mà mùi ớt vẫn còn, hãy nhúng tay vào nước trà tàu pha đậm là mùi ớt trên tay ta sẽ hết.
  •  Tự Nhiên Bị Mất Tiếng
Lấy trần bì sắc lấy nước ngậm rồi nuốt dần là khỏi.
  •  Chữa Khan Tiếng
Khi bị khan tiếng, nếu không muốn uống thuốc, có thể làm bằng cách sau:
Hơ một con dao sạch làm bằng sắt thường lên lửa đỏ, sau đó vắt một trái chanh chảy qua con dao đang nóng đỏ hứng nước đó vào một cái ly, rồi dùng nước này ngậm từ từ .  Giọng nói sẽ trong lai, bớt khan.
  •  Tay Bị Kẹt Bầm Tím
Nếu lỡ tay bị kẹt bầm tím, phải mau mau lấy bông gòn nhúng vào nước nóng có pha thật nhiều giấm và đắp lên chỗ bị kẹt một lát.  Làm như vậy để máu tụ ở chỗ tay bị thương sẽ tan đi và không còn bị đau đớn nữa.
  •  Tháo Nhẫn Quá Chật Ra Khỏi Ngón Tay
Thông thường thì dùng xà bông hay vaseline thoa vào ngón tay để tháo một chiếc nhẫn quá chật.  Nhưng làm theo cách này nhiều khi cũng không tháo được chiếc nhẫn ra vì ngón tay đã bị sưng.
Trước hết phải làm cho ngón tay hết sưng (hoặc bớt sưng) bằng cách quấn xung quanh chỗ sưng bằng một miếng vải nhỏ cho đến hết ngón tay.  Kế đó giơ ngón tay lên cao để dồn máu đi rồi thử bằng xà bông hoặc vaseline.
Làm như vậy mà vẫn chưa tháo được nhẫn thì hãy làm lại một lần nữa.
  •  Giữ Gìn Những Trang Sách Quí
Những quyển sách bìa đóng bằng da lâu ngày hay bị trứng sâu bọ làm dơ bẩn.  Muốn chùi sạch, hãy dùng bông gòn thấm giấm mà chùi sẽ hết.
  •  Mắt Bị Vướng Bụi Hoặc Vật Lạ
Trong mắt bị một vật nhỏ rơi vào, nếu vật ấy không bám một chỗ trong mắt, lúc ở chỗ này, lúc dời chỗ khác, hãy vạch mi mắt, dùng một miếng vải thật sạch, xếp lại thành một đầu nhọn và khều vật ấy dính theo đó lấy ra.
Hoặc có thể dùng nước chín để nguội trong một cái chén rồi ngâm mắt vào đó, chớp mắt nhiều lần, vật lạ sẽ trôi ra theo nước.
Nhưng nếu vật lạ cứ ở nguyên một chỗ trong tròng con mắt thì phải thận trọng vì có thể vật ấy sắc bén và đã ghim chặt vào màng mắt.  Trường hợp này không được động đậy chà xát vào mắt, vì như thế sẽ nguy hiểm hơn và tăng thêm đau đớn.  Việc cần làm là đặt ngay một miếng gạc sạch lên che mắt và đi ngay đến bác sĩ.
  •  Ðạp Nhầm Ðinh Sét
Nếu không may có một vết thương bị tạo ra do đingh sét rỉ, phải rửa vết thương thật kỹ bằng nước chín và Alcool cho nước thấm sâu vào vết thương.  Sau đó đến ngay bác sĩ để chích ngừa.
  •  Rửa Vết Mủ Trái Cây Trên Tay
Khi tay bị dính mủ trái cây hay mủ rau tươi, không nên rửa bằng xà bông mà hãy áp dụng phương pháp sau đây:
Lấu muối hột, nặn chanh tươi vào rồi xát đều khắp tay.  Vết mủ dù dính nhiều cũng sẽ hết ngay.
  •  Nếu Nuốt Phải Vật Lạ
Nếu trẻ con nuốt nhằm hột mận, viên bi hay nút áo... chớ nên lo sợ vì những thứ này thường đi thẳng qua ống tiêu hoá.  Khi đó cứ cho ăn cơm bình thường để giúp vật lạ đi thẳng xuống bao tử và tìm vật đó trong phân.  Nhưng nếu là vật dài và nhọn thì phải đi bác sĩ ngay, đừng nên cố gắng tìm cách tự lấy ra.
  •  Phòng Ngừa Mối Nơi Tủ Gỗ
Sau khi lau chùi tủ sạch sẽ trong ngoài, lấy cọ quét một lớp mỏng nhựa thông.  Ðợi khô sẽ xếp đồ vào như cũ.  Các đồ vật bằng gỗ khác cũng có thể quét nhựa thông nhưng phải nhớ tránh xa lửa vì nhựa thông rất dễ bén lửa.
  •  Cách Ðóng Ðinh Cho Dễ Dàng
Muốn giữ cho các đồ vật bằng gỗ quí không bị nứt khi đóng đinh thì trước khi đóng, tốt nhất là dùng một mũi khoan nhỏ hơn đinh, khoan trước một cái lỗ rồi hãy đóng thì gỗ không bị nứt nẻ.
Muốn cho đinh khi đóng không bị cong quẹo nên nhúng đầu đinh vào một chút nhớt.  Nếu là vách tường thì nên dùng tắc kê, vì đinh không dính chặt vào tường được.
Muốn bắt đinh vít vào gỗ, phải luôn luôn nhớ khoan trước một lỗ bằng mũi khoan nhỏ hơn đinh vít.  Khi bắt đinh vít, nên nhúng trước vào nhớt. 
  •  Làm Hết Hơi Mốc Trong Phòng
Một căn phòng đóng cửa lâu ngày, khi mở ra sẽ có mùi mốc rất khó chịu.  Muốn làm hết mùi hôi mốc này, chỉ cần nhỏ vài giọt cánh kiến trắng (Benjoin) lên một miếng sắt nung đỏ trên lửa.  Mùi thơm của cánh kiến toả ra sẽ làm hết mùi mốc trong phòng.
  •  Cầm Máu Khi Bị Chảy Máu Cam
Trẻ con thường hay bị chảy máu cam, còn người lớn thì thỉnh thoảng xảy ra chảy máu ở mũi trong lúc người không có thương tích gì là do huyết áp cao.
Nếu máu cứ chảy mãi thì cầm máu bằng cách để người bệnh ngồi hơi ngửa về sau và cho thở bằng miệng.  Nới rộng cổ áo hay bất cứ vật gì chung quanh, đắp vải lạnh, ướt lên mũi và trán.
Thường thường thì máu chỉ chảy một bên nên có thể ấm mạnh lỗ mũi đang chảy máu từ bốn đến năm phút để máu có dịp đông lại.  Ðiều cần nhớ là không được hỉ mũi trong vài giờ.  Ngoài ra còn một cách khác là dùng một miếng băng đã sát trùng nhét nhẹ vào lỗ mũi đang chảy máu, chừa một đầu ra ngoài để dễ lấy ra.  Ðể người bệnh nằm yên, đầu cao hơn người.
Trường hợp làm như thế mà không cầm máu được hay bị chảy máu cam thì phải đến bác sĩ.
  •  Rửa Ly Cho Bóng, Sáng
Các chiếc ly hay những đồ vật bằng thủy tinh dùng lâu ngày thường hay bám dơ làm cho bị ố vàng.  Muốn cho chúng bóng, sáng lại, hãy rửa bằng nước nóng và xà bông rồi xả lại bằng nước có pha giấm.
  •  Cẩn Thận Khi Sử Dụng Ðiện
Trước khi bắt dây hay sửa điện trong nhà, việc đầu tiên làm là cúp điện bằng cách kéo cầu dao xuống. 
Không bao giờ cầm bằng tay ướt vào những vật đang chạy bằng điện.  Lúc nhấn chuông hay mở tắt đèn cũng phải tránh điều này.
Nếu dùng bếp điện thì nên đứng trên một miếng gỗ vì khi làm bếp, tay thường bị ướt.
Khi cầu chì nổ, tức là chì bị chảy ra vì nó không đủ sức để chịu độ nóng của dòng điện tải qua nó, thường thì việc này xảy ra khi ta dùng quá nhiều vật bằng điện cùng một lúc.  Khi thay cầu chì lại, ta không nên dùng chì có đường kính to hơn vì như vậy ta sẽ không kiểm soát được sức chịu đựng của đường dây.  Và có thể sẽ không xảy ra nổ cầu chì cũ mà sẽ gây ra nổ cháy ở chỗ khác nguy hiểm hơn.
  •  Giữ Tủ Lạnh Lâu Hư
Muốn giữ cho tủ lạnh lâu hư, hãy sử dụng thật cẩn thận theo những chỉ dẫn sau:
- Chỉ để vào tủ lạnh những thức ăn đã nguội hẳn.  Ðừng bao giờ để vào tủ lạnh những thức ăn còn nóng hay ấm vì hơi nóng sẽ làm tủ lạnh chóng hư.
- Không nên mở tủ lạnh thường vì mở thường, hơi lạnh sẽ thoát ra ngoài.
- Nếu tay dính mỡ, đừng bao giờ sờ vào mép cao su của tủ lạnh vì chất mỡ sẽ làm cho sao su cứng lại, không còn mềm mại.  Do đó, mép cao su không ăn khớp với tủ lạnh, sẽ có nhiều khe hở khiến tủ lạnh thoát khí ra ngoài luôn.
- Ðừng bao giờ cho tủ lạnh ngừng chạy, dù tủ lạnh không có gì, cũng nên để tủ lạnh chạy luôn.
- Khi vắng nhà một thời gian dài, phải tắt điện tủ lạnh.  Phải lấy tất cả thức ăn, thức uống tront tủ lạnh ra, nhất là các thức ăn tươi như rau cải, trái cây, cá thịt.  Sau đó, phải rửa tủ lạnh thật kỹ và lau thật khô.  Ðiều cần thiết là phải mở tủ lạnh ra thật rộng trong suốt thời gian mà tủ lạnh ngừng chạy.
- Phải rửa tủ lạnh ít nhất mỗi tháng một lần.  Sau khi rửa nhớ lau tủ lạnh thật khô.
  •  Làm Mất Mùi Hôi Trong Tủ Lạnh
Tủ lạnh để thịt cá, rau cải nên có mùi hôi khó chịu.  Muốn mất mùi hôi này có thể áp dụng một trong hai cách sau đây:
- Sau khi rửa tủ lạnh, nên lau lại bằng nước có pha thuốc tím.
- Ðể một soong đựng sữa vào tủ lạnh.  Với cách này thì chắc chắn mùi hôi sẽ không còn tí nào nữa.
  •  Lấy Khuôn Nước Ðá Ra Dễ Dàng
- Trước khi để khuôn nước đá vào tủ lạnh, nên thoa vào một lớp dầu ăn dưới đáy khuôn.
- Trước khi để vào tủ lạnh, chà nến (đèn cầy) thật kỹ và thật đều dưới đáy khuôn.
- Ngâm cả khuôn đá có đá vào nước lạnh, đá sẽ bong ra và lấy rất dễ dàng.
SỰ ÐA DỤNG CỦA VÀI LOẠI THỰC PHẨM
 * KHOAI TÂY:
  •  Chữa Vết Bỏng
Khi bị phỏng, hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên đấy, để yên một lúc lâu.  Ðiều nên nhớ là trước khi đắp, không được rửa vết phỏng.
  •  Chữa Phù Mặt
Do bị bệnh gan, mặt bị phù lên, gây đau đớn khó chịu.  Trong khi chờ đi bác sĩ, có thể chữa tạm thời bằng cách lấy khoai tây giã nhỏ, đựng trong miếng vải mùng, đắp lên mặt trong 30 phút, sẽ thấy dễ chịu.
  •  Làm Mềm Những Ðôi Giày Cũ
Giày để lâu không sử dụng sẽ bị khô cứng.  Muốn làm cho da mềm lại, hãy xẻ củ khoai tây ra làm đôi, cầm nửa củ chà mạnh lên mặt da, nó sẽ mềm lại.  Sau đó, đánh bóng bằng xi.
  •  Chùi Sạch Tranh Sơn Mài
Gọt vỏ khoai, cắt theo chiều dọc cho nó nhiều nhựa, thoa nhẹ lên bức tranh, sau đó lấy miếng giẻ mềm thấm nước, lau nhẹ lại rồi để khô, bức tranh sẽ sáng và bóng.
  •  Chùi Ðồ Vật Bằng Kim Loại
Các đồ dùng bằng kim loại để lâu ngày bị cũ, bị sét, muốn đánh bóng lại như mới, hãy lấy nửa củ khoai tây chà mạnh lên món đồ, sau đó dùng giẻ mềm đánh bóng lại.
  •  Chùi Mặt Kính
Kính tủ hay kính soi bị hơi nước ẩm ướt làm cho ố mờ, cũng lấy khoai tây chà lên rồi lau sạch lại, mặt kính sẽ sáng đẹp.
  •  Làm Cho Mỡ Không bị Cháy Ðen
Mỡ chiên bánh, chiên chả... thường bị cháy đen.  Ðể tránh điều đó, hãy cắt nhỏ một nhúm khoai tây để vào chảo mỡ.
 * TRÁI CHANH:
  •  Chùi Nylon Bị Mốc
Khi vật dụng làm bằng nylon bị mốc, hãy cắt trái chanh ra làm đôi rồi chà xát lên chỗ mốc.  Ðến khi hết mốc, lấy giẻ khô lau sạch lại.
  •  Chữa Bàn Ủi Quá Nóng Bị Vàng
Bàn ủi dùng lâu, quá nóng nên bị vàng, muốn chùi cho trắng lại, hãy cắm điện cho bàn ủi nóng rồi rút chốt điện ra, dùng nửa trái chanh chà lên chỗ vàng, sau đó chùi lại bằng giẻ sạch.
  •  Chùi Ðồ Vật Bằng Thép
Những đồ vật bằng thép bị ố dơ, bị sét có thể được chùi bóng lại bằng cách lấy giẻ nhúng nước cốt chanh chà xát, sau đó chùi khô lại.
  •  Khi Nón Lá Ðã Cũ
Nón lá xài lâu ngày đã cũ trông xấu đi, muốn làm cho đẹp lại, hãy pha một nửa nước cốt chanh với nửa nước lạnh rồi dùng miếng bọt cao su thấm nước này mà chùi.  Sau đó, rắc một lớp thật mỏng phấn lưu hoàng lên mặt đó, chờ khô, dùng bàn chải chải qua một lượt.
  •  Chữa Quần Áo Bị Dính Sét
Lấy một lát chanh tươi gói trong một miếng vải, đặt chỗ bị lấm dơ lên đó rồi lấy bàn ủi nóng ủi lên.
Hoặc có thể trải vải bị dính sét thẳng ra, vắt nước cốt chanh lên chỗ bẩn, rồi rắc một lớp muối mỏng lên trên, để yên trong 24 giờ rồi giặt sạch bằng xà bông.
  •  Làm Sạch Chất Nhớt Của Xà Bông
Khi tay bị nhớt do xà bông, hãy rửa tay bằng nước có pha giấm hay nước cốt chanh.  Chất nhớt của xà bông sẽ bị khử, tay hết nhớt ngay.
 * MUỐI:
  •  Thử Trứng
Pha một chậu nước muối loãng, thả trứng vào, trứng còn tươi sẽ chìm.  Trứng cũ, trứng hư sẽ nổi.
  •  Muối Trứng
Muốn để dành trứng ăn lâu dài, đơn giản nhất là pha một hũ nước muối thật đậm, thả trứng vào.  Ðể khoảng 20 ngày trứng sẽ mặn ăn được.  Nên nhớ là phải đè trứng cho ngập hoàn toàn dưới nước muối.
  •  Tẩy Vết Dơ Ở Soong Chảo
Soong chảo bị khét, có những vết dơ khó chùi rửa cho sạch.  Muốn chùi rửa sạch các vết dơ đó, hãy rắc muối lên chỗ dơ, để một giờ sau, hãy cạo rửa, vết dơ sẽ tróc rất dễ dàng.
  •  Ðể Ðèn Dầu Cháy Ðược Lâu
Khi đốt đèn dầu, tim đèn thường bị lụn, đèn không sáng.  Ðể khắc phục trường hợp này, hãy rắc vài hạt muối vào chao đèn.
  •  Làm Mất Mùi Hôi Của Các Loại Thịt Cá
Khi làm ruột gà, ruột vịt, ruột heo, bao tử heo... hay các loại cá có nhiều nhớt, phải dùng muối mà chà xát thì mới khử được mùi tanh hôi sẵn có.
  •  Dùng Muối Ðể Luộc Trứng
Khi luộc các quả trứng bị giập, trứng ung, trứng thúi... ruột trứng thường bung ra khỏi vỏ.  Ðể tránh tình trạng đó, hãy cho vào soong nước luộc một ít muối.
  •  Chụm Bếp Mau Cháy
Ðể mồi lửa xuống dưới, chất than lên trên, rồi rắc lên than một nhúm muối ăn.  Muối sẽ hút chất nước trong than và toả nhiệt, làm cho than bắt cháy dễ dàng.
  •  Dùng Muối Ðể Sát Trùng
Khi có vết thương hoặc ghẻ lỡ, ghẻ ngứa, pha nước muối để tắm rửa sẽ có tác dụng sát trụng rất hay.
  •  Trị Vết Sưng
Khi bị đánh, bị té, bị sưng, bị trặc, bị bầm ngoài da thịt... hãy lấy muối trộn với dầu hoả bóp vào chỗ đau, sẽ bớt.
  •  Diệt Cỏ Dại
Lựa một ngày oi bức, rắc muối lên lớp cỏ dại muốn diệt.  Cỏ sẽ chết, rất lâu sau mới mọc trở lại được.
  •  Lau Kiếng
Kiếng soi hay cửa kiếng bị hoen ố, hãy lấy miếng giẻ bọc một nhúm muối, nhúng nước cho hơi ướt rồi chà mạnh lên kiếng.  Sau đó, dùng khăn sạch lau khô lại, kiếng sẽ sáng loáng.

Mẹo vặt: Nhà sạch không cần tới 20 phút

|
Mẹo vặt: Nhà sạch không cần tới 20 phút

Mẹo vặt: Nhà sạch không cần tới 20 phút

|
Mẹo vặt: Nhà sạch không cần tới 20 phút

Nhà sạch không cần tới 20 phút

|
Thực hiện những gợi ý làm sạch cực nhanh sau đây cùng với gia đình sẽ dễ dàng hơn khi bạn tiến hành một tổng vệ sinh làm sạch nhà cửa với mức độ toàn diện.
  Dưới đây là một vài cách đơn giản làm cho ngôi nhà của bạn trông tuyệt hơn thậm chí cả khi bạn chịu áp lực về mặt thời gian.

1. Bắt đầu với những điều cơ bản
 
 
Sắp xếp và giũ sạch sofa và những chiếc gối ôm ở đó, gập lại tất cả những thứ được ném ra một cách gọn gàng. Đặt những chiếc ghế vào đúng chỗ của nó với những chiếc bàn tương ứng.

Ở phòng khách, đặt những cuốn tạp chí và sách báo ở một chồng thật gọn gàng. Tìm một chỗ cho việc đặt những chiếc điều khiển trong nhà, như một chiếc giỏ - hay chỉ đặt chúng cạnh những thiết bị mà ta điều khiển.
 
2. Giải quyết đống lộn xộn
 

Sắp xếp lại những đôi giày được vứt ra một cách bừa bãi như xếp chúng sát tường gần lối cửa vào hay ở bên ngoài gara. Nhặt những bộ quần áo và khăn trên sàn và đặt chúng vào một chiếc rổ. Thu dọn đồ chơi và xếp chúng vào hộp.

Tiếp theo, đến tất cả những mặt bàn và kệ để đồ để dọn dẹp. Bỏ đi những thứ mà bạn không cần dùng đến nữa những đừng cố gắng phân loại tất cả chúng trong ngày hôm nay. Hãy để việc đó vào một ngày khác khi bạn có nhiều thời gian hơn.
 
Việc làm cho kính và gương sáng rực lên làm cho ngôi nhà của bạn dường như sạch hơn, vì vậy dùng máy làm sạch kính và từ bỏ việc in dấu vân tay của bạn lên đó càng nhiều càng tốt.

3. Tạo sự tươi mới
 
Những ngọn nến thơm không chỉ dùng để trang trí mà còn tạo hương thơm cho không gian của bạn.

Xịt lên ghế sopha và rèm nhà bạn những chất làm sạch vải, phun nhẹ vòng quanh cửa trước với nước thơm xịt phòng. Đặt những ngọn nến thơm ở phòng khách hay trong khu vực bạn cũng như những vị khách bất ngờ của mình hay sử dụng.

Một chồng giấy khổng lồ và những hóa đơn trên bàn hay trên kệ làm việc của bạn có thể làm cho ngôi nhà trông thật sự bừa bộn, không ai thật sự muốn biết rằng bạn được chọn để để là một người may mắ. Đặt những bức thư bừa bộn vào một giỏ để phân loại trong tương lai.

Hãy đảm bảo rằng chậu rửa bát nhà mình không đầy những bát đĩa bẩn. Nếu bạn không có thời gian để làm việc với họ, đổ đầy chậu rửa bát với nước rửa bát để che đi những mùi vị không dễ chịu từ chúng, hay sử dụng máy rửa bát để làm sạch chúng.

Vứt rác. Rác thải được ngụy trang bởi túi và thùng rác nên khi vứt khó để nhìn thấy dấu vết. Sử dụng những túi đựng rác có mùi thơm hay baking soda nếu bạn có nhiều thức ăn cũ hay những tấm vải và tã lót bốc mùi trong túi rác của mình.

Quét sạch sẽ mạng nhện khỏi những đồ vật cố định như đèn và hút sạch bụi với một chiếc máy hút bại.

4. Xếp vào hàng lối
 
Phòng tắm luôn tươi mới và sạch sẽ.

Đơn giản là giữ cho những chiếc khăn trong phòng tắm thẳng tắp, xả nước ở bồn rửa mặt đi và treo những chiếc khăn tay sạch sẽ lên sẽ làm cho phòng tắm của bạn tuyệt hơn ngay lập tức. Để một chai nhỏ đựng đồ loại bỏ chất tẩy uế trong tủ dùng cho những lần dọn dẹp nhanh.

Nếu bạn sử dụng những gợi ý trên thường xuyên với những công việc nhỏ, lúc bạn làm sạch nhà cửa một cách toàn diện sẽ gặp ít những khó khăn và sự quá tải hơn.